Tìm hiểu về 4 loại Trí tuệ nhân tạo (AI)

Reading Time: 5 minutes

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Theo Liisi Ruuse viết trên trang Scoro, thì: “Định nghĩa chung về Trí tuệ nhân tạo là – một chương trình máy tính có thể thực hiện một mô phỏng đầy đủ của bộ não con người. Cách hiểu này không sai và việc tạo ra một AI có thể sao chép hoạt động học tập của con người có thể chính là mục đích tối thượng cho một vài nhà nghiên cứu, tuy nhiên nó không phải là toàn bộ bức tranh. Phạm vi của Trí tuệ nhân tạo rộng hơn rất nhiều, nó bao gồm cả các công nghệ như Trợ lý ảo, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Nền tảng máy học tập và rất nhiều thứ khác.”

Trong bài viết Ruuse cũng đưa ra danh sách 10 loại công nghệ trí tuệ nhân tạo đang dẫn đầu xu hướng hiện nay.

Tuy nhiên, theo Bernard Marr, thì có 4 loại trí tuệ nhân tạo riêng biệt, được đưa ra trong bài viết dưới đây. Bài viết được đăng trên Linkedin trong liên kết này.

4 loại này không được tạo ra như nhau: Một số chúng có kết cấu phức tạp hơn những loại còn lại rất nhiều. Một số loại AI thậm chí hiện đang còn bất khả thi đối với các nhà khoa học. Dựa trên hệ thống phân loại hiện tại, có 4 loại AI chính: phản ứng, bộ nhớ giới hạn, lý thuyết tâm trí (năng lực thấu hiểu), và tự nhận thức.

Hãy đi vào từng loại:

Trí tuệ nhân tạo dạng phản ứng (reactive)

Đây là dạng thức cơ bản nhất của trí tuệ nhân tạo, được lập trình để cung cấp một đầu ra dự đoán dựa trên các đầu vào nó nhận được. Các cỗ máy phản ứng thường đưa ra các ứng đối cho các tình huống tương tự nhau theo đúng một cách trong tất cả các lần tương tác, và chúng không thể học được các hành động hoặc nhận thức được quá khứ hay tương lai.

Ví dụ cho AI phản ứng bao gồm:

  • Deep Blue – siêu máy tính chơi cờ của IBM đã thắng nhà vô địch thế giới Garry Kasparov
  • Phần mềm lọc thư rác cho email của chúng ta, chúng giúp loại bỏ quảng cáo và thư lừa đảo khỏi hòm thư của chúng ta hàng ngày
  • Hệ thống đề xuất của kênh Netflix

Trí tuệ nhân tạo dạng phản ứng từng là một bước tiến to lớn trong lịch sử phát triển công nghệ, nhưng loại AI này không thể thực hiện được các chức năng ngoài các chức năng mà nó được thiết kế để thực hiện. Đây chính là sự giới hạn tự thân của loại AI này và làm cho nó khó có thể phát triển thêm được nữa. Các nhà khoa học đã phát triển loại trí tuệ nhân tạo tiếp theo dựa trên nền tảng này.

Trí tuệ nhân tạo dạng trí nhớ giới hạn (limited memory)

AI trí nhớ giới hạn có thể học được từ quá khứ và tiếp thu kiến thức thực nghiệm bằng cách quan sát các hành động hoặc dự liệu. Dạng AI này sử dụng dữ liệu lịch sử và quan sát kết hợp với các thông tin tiền lập trình để đưa ra các dự đoán và thực hiện các công việc phân loại phức tạp. Nó là dạng trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay.

Ví dụ, các loại phương tiện (xe) tự hành được sử dụng AI trí nhớ ngắn hạn để quan sát tốc độ và phương hướng của các xe khác, giúp chúng “đọc đường đi” và đưa ra điều chỉnh nếu cần thiết. Quá trình tiếp nhận và giải thích dữ liệu mới thu thập này làm chúng trở nên an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, AI trí nhớ ngắn hạn – như tên của chúng – vẫn có hạn chế. Thông tin mà các phương tiên tự hành xử lý chỉ là thoáng qua, và nó không được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn của chiếc xe.

Trí tuệ nhân tạo dạng thuyết tâm trí (theory of mind)

Bạn muốn có một cuộc trò chuyện ý nghĩa với một Rô-bốt có trí tuệ xúc cảm với diện mạo và âm thanh như một người thật? Điều này vẫn đang nằm ở tương lai, với định hướng là AI dạng thuyết tâm trí. (thứ gần nhất mà chúng ta có hiện tại là … Siri, hay … Talking Tom 😂)

Với dạng AI này, các cỗ máy sẽ có được khả năng ra quyết định thực sự tương tự với con người. Các cỗ máy với AI thuyết tâm trí sẽ có thể thấu hiểu và ghi nhớ các cảm xúc, sau đó tùy chỉnh hành vi dựa trên những cảm xúc đó khi chúng giao tiếp với con người.

Vẫn còn có những rào cản trước việc hoàn thiện loại AI này, bởi quá trình chuyển đổi hành vi dựa trên sự thay đổi cảm xúc nhanh chóng trong những cuộc hội thoại của con người là quá trôi chảy. Rất khó để bắt chước được điều này khi mà chúng ta đang cố để tạo ra càng nhiều các cỗ máy có trí tuệ cảm xúc.

Nói như vậy, nhưng thực sự chúng ta vẫn đang có những tiến bộ. Cái đầu rô-bốt Kismet, được phát triển bởi Giáo sư Cynthia Breazeal, có thể nhận dạng được các tín hiệu cảm xúc trên khuôn mặt của con người và lặp lại những cảm xúc đó trên chính gương mặt của nó. Người máy Sophia, được phát triển bởi Hanson Robotics tại Hồng Kông, có thể nhận dạng được các khuôn mặt và phản ứng với các tương tác với biểu hiện cảm xúc riêng của mình.

Trí tuệ nhân tạo dạng tự nhận thức (self-aware)

Loại trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất chính là dạng AI tự nhận thức. Khi máy móc có thể tự nhận thức được các cảm xúc của chính chúng, cũng như cảm xúc của những người xung quanh, khi đó “họ” sẽ có mức độ tiềm thức và trí tuệ tương đương với loài người. Loại trí tuệ nhân tạo này cũng sẽ có các ham muốn, nhu cầu và cảm xúc như vậy. (chắc mọi người đều đang nghĩ đến Ultron hay Vision nhỉ (͠≖ ͜ʖ͠≖)👌)

Các máy móc với dạng AI này sẽ có thể tự nhận thức được cảm xúc bên trong và trạng thái tinh thần của mình. Chúng sẽ có thể đưa ra các can thiệp (như “Tôi đang thấy tức giận bởi ai đó chặn tôi lại trên đường”) mà sẽ là điều không thể đối với các loại AI khác.

Chúng ta hiện chưa thể phát triển dạng trí tuệ nhân tạo phức tạp này, và hiện tại cũng chưa có loại phần cứng hay thuật toán nào có thể hỗ trợ nó.

Tiến xa hơn với trí tuệ nhân tạo

Liệu chúng ta có thể tiếp tục đẩy xa hơn các giới hạn của trí tuệ nhân tạo không, và có thể phát triển ra một loại AI thứ 5? Chúng ta sẽ có thể có được những bước tiến như thế nào trong một thập kỉ tới đối với AI dạng truyết tâm trí và tự nhận thức? Hay có thể sẽ có một cỗ máy AI Siêu trí tuệ có thể vượt qua cả mức độ trí tuệ của con người hiện tại? Chỉ thời gian mới biết câu trả lời – nhưng việc hiểu về sự khác nhau giữa các loại trí tuệ nhân tạo khác nhau có thể giúp bạn cảm nhận được sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo như một môn khoa học đang luôn tạo ra các mốc giới hạn mới trong quá trình phát triển của nó.