Thiếu hụt chip toàn cầu – tình trạng tiếp diễn

chip
Reading Time: 6 minutes

Alan Dexter nói về vấn đề này trên trang Pcgamer. Tình trạng thiếu hụt này đã làm tăng độ khó cho việc tìm kiếm các linh kiện PC toàn cầu. Rõ ràng nhất là với bộ xử lý hình ảnh mà chúng ta thường gọi là VGA hay GPU. Kế đến là vi xử lý trung tâm – CPU. Sau đó là các loại máy dựng sẵn như laptop, máy chơi game, linh kiện cho ô tô… Với sự mở cửa chậm chạp trong đại dịch Covid-19 như hiện tại, tương lai gần vẫn rất ảm đạm.

Các nhà sản xuất chiếm 50% thị phần bán dẫn toàn cầu phải đóng cửa tạm thời vì đại dịch. Đặc biệt là tại các nhà xưởng ở khu vực Đông Nam Á. Làn sóng dịch đã dần được kiểm soát tại các quốc gia này. Nhưng các nhà máy này vẫn chưa thể hồi phục hết công suất.

Hậu quả chính là sự gia tăng đột biến cho thời gian giao hàng của các linh kiện này. Trước đại dịch, các nhà cung cấp Đài Loan và Trung Quốc chỉ mất khoảng 2 tháng để giao hàng. Nhưng hiện tại nó đã tăng lên đến 3 hoặc có thể là 6 tháng. Và tình trạng đang ngày càng tồi tệ hơn.

Những tín đồ công nghệ đều thấy được sức ép từ sự thiếu hụt này

Sự thiếu hụt ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ liên quan đến công nghệ. Từ linh kiện ô tô, điện thoại thông minh đến máy tính cá nhân. Nó không chỉ là vấn đề bạn không tìm được một chiếc GPU ưng ý. Nó đang dần trở thành một vấn nạn vĩ mô cho toàn ngành phần cứng.

Với việc AMD và Nvidia vẫn bán sạch sẽ mọi chiếc card đồ họa mà họ có thể sản xuất. Intel cũng chuẩn bị bước chân vào thị trường này vào năm tới với dòng Alchemist. Việc gia tăng sản xuất thực chất có vẻ như đang chiếm ưu thế hơn là buộc các nhà phát triển phải cải tiến sản phẩm của mình.

Thêm vào đó, Intel cũng chuẩn bị ra mắt dòng chip thế hệ 12 Alder Lake. Việc này sẽ tạo thêm gánh nặng cho nhu cầu về vật liệu bán dẫn cho các bo mạch chủ thế hệ mới. Việc này hẳn cũng sẽ phải là một mối lo ngại cho Intel và các đối tác. Nhưng thực sự thì nó còn đáng lo với các tín đồ công nghệ hơn.

Tất cả mọi thứ tồi tệ đều diễn ra cùng một lúc

Để giải thích sự thiếu hụt này, chúng ta cùng đến với phỏng vấn của Jacob Ridley trên trang Pcgamer. Theo đó, Dr. Thomas Goldsby, chuyên gia đến từ Đại học Tennessee, đi sâu hơn vào sự thiếu hụt này.

Thực sự thì chuỗi sản xuất cũng phải bị đổ lỗi một phần. Hệ thống này đã luôn có khả năng ứng phó với một vài va vấp nhỏ, nhưng không phải lần này.

Chúng ta đã từng phải đối mặt với sự tăng vọt về lượng cầu hoặc một vài vấn đề với chuỗi cung ứng. Trong quá khứ, chỉ một vài sự điều chỉnh hay tăng ca là vấn đề đã được giải quyết. Nhưng thiệt hại của đại dịch là quá lớn, không có biện pháp hữu hiệu nào cho sự thiếu hụt hiện tại.

Mặc dù việc quản lý rủi ro cho chuỗi cung ứng là một trong tâm trong 8-10 năm qua. Nó vẫn chưa thể chuẩn bị tốt để đối mặt với đại dịch đột biến như vậy. Đây là một sự kiện vượt ra ngoài tầm dự đoán của bất kì ai. Tạo nên một khủng hoảng thiếu hụt chưa từng có.

Nvidia đổ thêm dầu vào lửa

Theo Bogdan Solca, Nvidia đang cố thuyết phục các đối tác AIB sử dụng các biện pháp tản nhiệt rẻ hơn cho dòng GPU ARC của Intel. Không chỉ vậy, đội xanh lá còn đang ủ mưu sâu hơn. Họ muốn tạm ngưng sự ra mắt của dòng GPU RTX 3000 vào cuối tháng 10 này.

Việc tạm ngưng sản phẩm sớm như vậy có thể làm giá cả không thể giảm vào quý 2 năm sau. Như vậy, nguồn tin cho hay Nvidia đang muốn lên kế hoạch cho âm mưu tối đa lợi nhuận của mình. Họ muốn nền giá khuyến nghị “ảo” cao như hiện tại đến khi ra mắt phiên bản GPU tiếp theo. Từ đó, biến nền giá lạm phát hiện nay thành nền giá mới.

Hoặc có thể Nvidia đang cố tránh sự sụt giá đột ngột của GPU trước sự sụt giá của đồng Ethereum. Điều sẽ dẫn đến một lượng lớn GPU đào coin sẽ được tuồn ra thị trường. Dù gì thì nó cũng giúp đội xanh lá có thể thoát khỏi cáo buộc thao túng thị trường đợt này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng Intel và AMD có thể tặng cho Nvidia một cú tát nhớ đời. Bởi dòng ARC và RDNA 3 cũng đã sắp đến ngày ra mắt.

Thiếu hụt nguồn cung với người tiêu dùng lại không phải tình trạng xấu đối với các ông lớn

Đơn giản là bởi họ không muốn đưa các sản phẩm tâm huyết của mình cho đối thủ cạnh tranh. Họ vẫn sẽ giữ các thiết kế của mình cho riêng họ mà thôi. Nếu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các nhà sản xuất cip, GPU, PC hay máy chơi game, bạn sẽ thấy nó rất chặt chẽ. Với nhiều lớp quan hệ ràng buộc kiềm chế lẫn nhau. Mà sẽ không dễ dàng dể có sự thay thế.

Với mối quan hệ như vậy, TSMC sẽ không để AMD thiếu nguồn cung. Thực tế, các mối quan hệ này đều là nhân tố bảo toàn chuỗi cho chính họ. Dù đó là giữa AMD và TSMC, Nvidia và Samsung, hay Intel tự vận hành hệ thống của mình. Hiện nay các nhà sản xuất ô tô cũng đã bắt đầu lên tiếng. Với việc họ chiếm 10% trong thị trường chip hiện tại, họ cũng muốn tham gia vào chuỗi sản xuất. Họ cũng muốn tận dụng nó để bước chân vào các mối quan hệ này.

Nhưng đó là điều mà các game thủ không cần phải bận tâm. Nvidia hay AMD đã đi tiên phong trong các mô hình thiết kế chip mà không sản xuất trực tiếp (fabless). Họ thừa sức để ứng phó với sự thay đổi này. Họ cũng sẽ ứng phó tốt với khủng hoảng thiếu hụt chịp trong thời gian tới.

Vậy các bạn nghĩ, tại sao không sản xuất thêm nhiều chip hơn nữa?

Vấn đề này đã được bàn ở các bài viết tại đây, và đây.

Đồng thời, khi mà bạn hoạt động 3 ca/ngày, 7 ngày/tuần không ngừng nghỉ. Và bạn được đặt hàng trước toàn bộ những gì mà bạn có thể sản xuất ra. Người mua cũng đồng thuận với mức giá trên trời. Thì đó chính là mơ ước của tất cả các nhà sản xuất chip.

Cũng theo Engadget, sự thiếu hụt chip toàn cầu sẽ thúc đẩy một vài sự liên kết bất ngờ. Như Reuters dẫn nguồn từ Nikkei đã cho thấy điều đó. Sony và TSMC có thể đang xem xét liên kết hợp tác mở một nhà máy bán dẫn. Nhà máy có thể được đặt tại tỉnh Kumamoto tại Nhật Bản. Nhà máy sẽ nằm gần với nhà máy sản xuất cảm biến hình ảnh của Sony. Nếu dự án được thông qua thuận lợi, nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024.

Chắc chắn là các công tt sẽ đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình và mở rộng thị trường của họ. Nhưng những người chủ thông minh chắc chắn sẽ không vội vã gì trong thời điểm này. Trừ khi là có sự kiện bất thường nào đó xảy ra.

Liệu tình trạng này kéo dài đến bao giờ?

Không ai có thể biết được tình trạng thiếu hụt này sẽ kéo dài đến bao giờ. Nhưng chắc chắn là không phải tương lai gần. Hiện chúng ta đã biết chắc khả năng giá linh kiện sẽ chưa thế giảm trong nửa đầu năm 2022. Mà rất có thể là cũng sẽ chưa thể giảm vào cuối năm sau. Các chỉ báo ngành đều đang dự báo việc thiếu hụt này sẽ còn ảnh hưởng toàn ngành cho đến cuối 2023. Đây chắc chắn không phải là tin vui gì đối với những người dùng đang mòn mỏi chờ giá linh kiện giảm.

Tuy nhiên, theo Steven Leibson dẫn lời của 2 CEO của hai ông lớn thì mọi thứ có vẻ cũng rất khả quan. CEO Lisa Su của AMD thì tình trạng thiếu hụt sẽ giảm nhẹ vào cuối năm 2022. Còn CEO Pat Gelsinger của Intel dự đoán rằng tình hình sản xuất nguyên liệu bán dẫn sẽ nhanh tốt lên. Cụ thể là sẽ mất khoảng 1-2 năm để sản xuất bắt kịp với nhu cầu.

Với khẳng định từ những đầu tàu của các công ty đã chi hàng tỷ đô la nghiên cứu về vấn đề này. Có lẽ chúng ta vẫn có thể lạc quan rằng, tình trạng thiếu hụt này sẽ được cân bằng vào cuối năm sau. Và mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo bình ổn vào năm 2023.