Người họ hàng chúng ta chưa từng gặp (1)

Hominin
Reading Time: 4 minutes

Hiện nay nhiều bằng chứng khảo cổ mới được khai quật đã cho chúng ta nhiều câu hỏi mới. Những nghi vấn đó là sự thách thức đối với những khái niệm lâu đời. Những điều đã hằn sâu trong tâm trí chúng ta như một điều mặc định, một hằng số. Một trong số đó chính là khái niệm về “con người”. Điều mà chúng ta vẫn gọi chính chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu thông qua một bài viết khá thú vị sau đây trên trang Sapiens.

Tất cả những điều mà chúng ta vẫn gọi là Homo sapiens đều là sai.

Theo tác giả bài viết Jeffrey H. Schwartz.

Theo tác giả, quá nhiều dòng giống đã được gộp chung vào chỉ một phân loại này. Sự thật là lịch sử loài người phức tạp hơn thế. Với nhiều giống loài và thậm chí là nhiều chi hệ hơn những gì đã được gọi tên. Và cũng nhiều cành cụt trên cây phả hệ loài người hơn là những gì đã được công nhận.

Tác giả là một nhà sinh vật học tiến hóa. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về các lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực này. Đặc biệt là quá trình mà một giống loài được định danh theo các mối quan hệ tiến hóa. Tác giả đã đi đến một kết luận rằng quá trình này chỉ mang tính chất giả định. Nó chưa bao giờ được chứng minh.

Một sự nhầm lẫn mang tính lịch sử

Ông bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1970, từ động vật có vú, sau đó là vượn cáo và họ bán hầu, rồi đến linh trường. Lúc đầu, ông không chú tâm đến loài người. Bởi nó có quá nhiều câu chuyện mà lại không có đủ bằng chứng. Nhưng cuối cùng cách mà các hóa thạch loài người được giải thích đã khiến ông tiến chân vào lĩnh vực này vào năm 1997. Mục đích đầu tiên chỉ là đưa ra một cuốn bách khoa về càng nhiều các hóa thạch của loài người càng tốt. Cuốn này đã được xuất bản vào năm 2005 với 3 tập.

Kể từ đó, ông đã tiếp tục nghiên cứu để ghi chép lại các hóa thạch loài người. Chúng được mô tả chi tiết kèm rất nhiều hình ảnh. Càng nhiều mẫu vật được nghiên cứu, ông càng thấy phân loại giống loài của chúng đều rất vô lý. Nếu hóa thạch loài người được đối xử như những mẫu vật phi nhân loại, thì những mẫu vật hiện đang để trong cùng một phân loại sẽ bị tách ra thành nhiều chủng khác.

Chúng ta cần quay lại cơ bản của lý thuyết phân loại.

Chúng ta hiện nay là giống loài duy nhất còn tồn tại trong nhóm tiến hóa gần. Điều này thường dẫn đến sự hiểu nhầm, kể cả đối với các nhà nghiên cứu:

Khi một phân loại càng tiến gần đến thời điểm hiện tại, thì càng có ít giống loài đương đại.

Kết luận này có thể được tìm thấy từ những năm 1735, khi Carl von Linné xuất bản cuốn Systema Naturae. Tại đó, ông phân lại mỗi thực vật và động vật ông biết theo cặp gien công với giống. Nhưng khi đến lượt Homo sapiens, Linné lại lờ đi chính định nghĩa của mình. Thay vì sử dụng đúng công thức, ông định nghĩa chúng ta bằng cụm từ Nosce te ipsum (tự biết chính mình). Cái định nghĩa theo kiểu “nhìn là biết” này chính là kim chỉ nam đầu tiên. Những nó cũng là nguyên nhân chính; điều làm cho tất cả các hóa thạch giống người từ trước đến nay đều được liệt vào danh sách H. sapiens.

Mặc dù những bằng chứng hóa thạch từ xương và răng đã được khai quật trong hàng trăm năm. Mới chỉ đến thế kỉ 17, nhà khoa học người Đan Mạch – Nicolas Steno – mới có sự hoài nghi rằng trong số đó có hóa thạch của những giống đã tuyệt chủng. Đây là một phát hiện động trời đối với Tây Âu thời bấy giờ. Bởi trong mắt những người theo trường phái Đấng sáng tạo thì sẽ không có một loài động vật nào bị tuyệt chủng hết. Khi một hóa thạch của một sinh vật giống người được khai quật vào năm 1829, phải mất hàng thập kỉ thì tính cổ đại của nó mới được nói đến.

Mở đầu cho các đàm luận về “loài người”

Cuộc đàm luận công khai đầu tiên về chúng bắt đầu vào năm 1856 lại Đức ở Neander Thal (cái tên nghe quen chứ). Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến vô số những hóa thạch của sinh vật giống người. Bao gồm cà Neanderthal và nhiều giống khác từ thời Đồ đá sớm. Cùng với đó là sự ra đời của các giống loài mới, thậm chí là các chi hệ mới. Từ năm 1864 đến 1949, các nhà cổ nhân chủng học đã đặt tên cho rất nhiều phân loại mới. Ít nhất là 9 chi hệ và 12 loài giống người mới.

Rất nhiều giống người mới đã được xác định trong những năm qua, nhưng định nghĩa và phân loại của chúng thì vẫn là một chủ đề tranh luận căng thẳng. Jeffrey H. Schwartz

Từ năm 1933, nhà nhân chủng học thực chứng Solly Zuckerman cho rằng Neanderthal, Java Man, Peking Man, và một mẫu vật được khai quật tại Zambia có cấu tạo quá khác so với chúng ta mà H. sapiens thời đồ đá sớm. Khác đến mức nó không nên thuộc hệ gien Homo. Vào năm 1940, ông cho rằng chi hệ to lớn giống Neanderthal này cần có một tên riêng.

Như vậy, các bằng chứng khảo cổ đầu thế kỷ 20 cho thấy sự tiến hóa loài người chứa đầy những giống loài và chi hệ khác nhau cũng như những động vật khác vậy.

Phần tiếp của bài viết sẽ được cập nhật tại đây.