Người họ hàng chúng ta chưa từng gặp (2)

Hominin
Reading Time: 3 minutes

bài viết trước, chúng ta đã biết các bằng chứng khảo cổ mới đã làm tay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận về loài người và các họ hàng xa của mình. Hãy cùng tiếp tục hành trình thay đổi của ngành cổ nhân chủng học trong bài viết này.

Tuy các bằng chứng khảo cổ đầu thế kỷ 20 cho thấy sự tiến hóa loài người rất đa dạng. Cũng nhiều các giống loài và chi hệ khác nhau giống những động vật khác vậy. Nhưng điều này bắt đầu bị thay đổi vào những năm 1940.

Sự xung đột giữa các mẫu vật và các giả thuyết đầy định kiến

Khi thế chiến xảy ra, nhà khoa học người Ukraine – Theodosius Dobzhansky – cho rằng loài người tiến hóa theo cách khác với các động vật còn lại. Yếu tố quyết định nằm ở văn hóa. Văn hóa cho phép con người biến đổi môi trường cho phù hợp với bản thân họ. Do vậy, vào thời kì đầu, có thể sự tiến hóa diễn ra tương tự; tạo ra các chi hệ mới. Nhưng văn hóa đã ngăn chặn sự phân hóa đó. Do đó, ông cho rằng tiến trình tiến hóa của loài người không đa dạng. Mà nó là thống nhất với các dòng giống đa dạng được thay đổi theo thời gian. Ý kiến này đóng góp một phần cho sự đối lập với lý luận “chủng tộc thượng đẳng” của phát xít Đức.

Vào năm 1950, nhà phân loại học Ernst Mayr đã chính thức hóa định nghĩa “bất hình thành loài” của Dobzhansky. Ông đưa toàn bộ hóa thạch của người và các sinh vật giống người vào chi hệ Homo duy nhất. Với ba giai đoạn chuyển hóa loài về mặt thời gian: transvaalensis (cổ đại); erectus (trung đại); và sapiens (hiện đại). Chúng được coi là tự chuyển hóa từ loài này sang loài khác; theo một thứ tự thời gian đơn giản.

Lại một dấu hỏi lớn về loài người

Bằng cách đó, Mayr đã phủ nhận những sự khác nhau được tìm thấy trước đó và đưa chúng vào một loài duy nhất. H. sapiens giờ đây bao gồm cả chúng ta, người thời đồ đá sớm, Neanderthals; và các mẫu vật khác được phân vào H. rhodesiensis, H. heidelbergensis, và Palaeanthropus palestinus. Cũng giống như Dobzhansky, có một câu hỏi rất kỳ quặc tồn tại ở đây. Nếu tất cả những hình thái khác nhau của giống người này đều là thành viên của cùng một loài; vậy thì những kết quả tiến hóa của loài người hiện đại cần phải được giải thích như thế nào?

Khi các mẫu vật lên tiếng

Vào năm 1963, Mayr có một chút lay động về kết quả của mình. Ông đã cho phép các mẫu vật của transvaalensis trở về với chi hệ trước của chúng. Nhưng những mẫu vật khác vẫn không thay đổi. Các nhà cổ nhân chủng học vẫn ném mẫu vật của cả erectus vào cùng với sapiens chủ yếu bởi niên đại của nó chứ không bởi hình thái.

Và với số lượng lớn các mẫu vật có hình thái học khác biệt ngày càng nhiều, thì nó càng cho thấy sự đa dạng đáng ngạc nhiên trong mỗi loài.

Để có thể công nhận những sự khác biệt giữa các mẫu vật của giống người, các nhà cổ nhân chủng học trong những năm 1960 bắt đầu phân tách H. sapiens ra thành “cổ đại” và “hiện đại về giải phẫu học”.

Phần “cổ đại” bao gồm Neanderthal, với các đặc điểm của mình. Nhóm còn bao gồm cả H. heidelbergensis với hàm dưới lớn. Và H. rhodesiensis với hộp sọ khá dốc, lông mày dày và mặt lớn.

Phần “hiện đại về giải phẫu học” có niên đại muộn hơn, bao gồm chúng ta, người đồ đá sớm, và các mẫu vật đông đảo từ Levantine và Châu Phi với hộp sọ tròn, xương trán cong, vách chân mày nông hơn và đôi khi là mặt nhỏ hơn.

Đến năm 1990, H. neanderthalensis đã được công nhận một cách chắc chắn là một loài riêng biệt. Không lâu sau đó, phần lớn các nhà cổ nhân chủng học đồng ý rằng các mẫu vật trong nhóm “cổ đại” khác cũng cần được loại bỏ ra khỏi H. sapiens và đưa vào nhóm H. heidelbergensis.