Kinh tế – Nhân loại quan trọng hơn tiền bạc

Ec0
Reading Time: 7 minutes

Khi nền kinh tế ưu tiên điều gì thì đó sẽ là trọng tâm hoạt động của con người. Vậy chúng ta có thể làm gì hơn nữa? Để hướng tập trung vào những mong muốn và nhu cầu thực sự của con người?

Bài viết được lược dịch từ bài viết của tác giả Andrew Yang trên trang Ted.

(bài viết không đại diện cho quan điểm cá nhân của người dịch)

Hãy cùng suy nghĩ về những hoạt động như sau:

Nuôi dạy con cái và chăm sóc người thân
Dạy dỗ và săn sóc trẻ nhỏ
Sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, vũ điệu
Giúp đỡ các vùng khó khăn quanh khu vực sinh sống
Bảo tồn và bảo vệ môi trường
Độc và viết để giải trí và phát triển bản thân
Bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật
Xây dựng tính cách cho con cái, đội ngũ hoặc chính bản thân bạn
Xây dựng các mối quan hệ cộng đồng
Theo đuổi một sở thích
Tham gia đóng góp cho chính quyền địa phương

Đa phần chúng ta đều làm những công việc trên

Nhưng thường thì mục đích thực hiện không phải là để kiếm tiền. Những công việc này là thành phần bổ sung cho cái vẫn thường được gọi là cuộc sống thường nhật. Một cuộc sống đủ đầy sự quan tâm, phong phú với cộng đồng, sự sáng tạo và sự cân bằng. Khi làm những điều này, chúng ta không nghĩ răng chúng ta đang tham gia vào nền kinh tế.

Nhưng thực tế là, kinh tế vận chuyển và là động lực cho thế giới hiện đại. Khi nó chú trọng vào giá trị nào thì đó chính là điều mà thế giới ưu tiên; cái nó không quan tâm, chúng ta cũng sẽ ít quan tâm hơn. Phần lớn chúng ta đều cảm thấy những hoạt động thường ngày đang dần trở nên khó hoàn thành hơn. Vậy câu hỏi đã được biến đổi:

Trong một hệ thống mà kinh tế nắm vai trò quyết định về giá trị, làm thế nào để chúng ta bảo tồn được những giá trị nhân văn mà chúng ta vẫn trân quý? Điều gì còn đáng giá với chúng ta trên cả tiền bạc?

Niềm tin sâu sắc hiện tại của tôi (tác giả) là: nó cần phải được thay đổi.

Dưới góc độ là một người được đào tạo để vươn lên và vượt trội trong nền kinh tế. Tôi (tác giả) đã tốt nghiệp một trường trong khối Ivy (Ivy League). Cũng như khoảng 59% các đồng môn, tôi tiến thân vào một trong số 4 loại công việc phổ biến sau tốt nghiệp – luật sư, tư vấn kinh doanh, tài chính, công nghệ. Tại một trong bốn thành phố của Hoa Kỳ mà chúng tôi đều chuyển đến. Dấn thân vào quá trình rời bước khỏi quê nhà. Bắt đầu theo đuổi giấc mơ ban đầu. Thứ đã truyền cảm hứng cho sự thành công đầu tiên trên con đường học thuật của chúng tôi.

Tôi đã chứng kiến những người trẻ được đào tạo tốt nhất của đất nước rơi vào các vòng xoáy. Của những công việc được thiết kế để thu hoạch và tập trung của cải. Họ có những giờ làm việc điên cuống để chi trả cho các khoản vay cuồng điên.

Một người bạn đồng hương của tôi, người đã không vào được khối Ivy trước đó. Đã phải đối mặt với một tương lai còn ảm đạm hơn. Khi mà tự động hóa đã dần thay thế các công việc chân tay. Nguồn thu nhập chính tại các thị trấn lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Phá hủy các cộng đồng và gia đình. Bất kể là chúng ta đang đứng ở đâu trong bậc thang kinh tế xã hội, tương lai cho một “cuộc sống bình thường” không hề tươi sáng.

Các dòng vốn hiện tại đang thất bại trong việc tạo ra một tiêu chuẩn sống tốt hơn

Tại Mỹ, và hầy hết các nước phát triển, đây là thời điểm cần có sự thay đổi. Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã sáng tác Của cải của các Quốc gia năm 1776, thường được nhắc đến như là cha đẻ của nền kinh tế tư bản hiện đại. Tư tưởng của ông – rằng “bàn tay vô hình” dẫn dắt thị trường; rằng một sự phân tách của lực lượng sản xuất là tồn tại và cần phải tồn tại; và rằng những lợi ích cá nhân và cạnh tranh dẫn đến sự sản sinh của của cải. Tư tưởng này đã được nội thể hóa một cách sâu sắc. Chúng tự nhiên đến mức mà mỗi chúng ta đều coi nó như lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, các hình thức kinh tế đã biến đổi nhiều lần kể từ khi hình thành xã hội. Đã có nhiều ví dụ thực tế chứng minh tại nhiều quốc gia cho một sự biến đổi khác. Thi trường được điều chỉnh một cách hiệu quả bởi các chính sách thực sự rõ ràng của chính phủ.

Một phương thức vận hành mới

Hãy cùng tưởng tượng về một hình thức mới của nền kinh tế. Tại đó, những chú trọng đều hướng tới sự thỏa mãn cho cuộc sống đủ đầy của con người. Những mục đích này sẽ đôi khi đi cùng với mục tiêu GDP. Nhưng sẽ có những thời điểm mà chúng không thể bị đánh đồng.

Ví dụ, một hãng hàng không loại bỏ những hành khách đã lên máy bay chỉ nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho mình; điều đó sẽ tốt cho nền kinh tế nhưng lại ảnh hướng xấu đến con người. Điều tương tự đối với một công ty thuốc cấp giá vô lý cho những loại thuốc cứu mạng.

Đa phần người Mỹ sẽ đồng ý rằng hãng hàng không cần phải chấp nhận việc thâm hụt doanh thu; và công ty thuốc cần chấp nhận một khoảng lợi nhuận vừa phải. Nhưng nếu ý tưởng này được lặp đi lặp lại xuyên suốt trong nền kinh tế? Hãy gọi nó là một nền kinh tế với con người là trung tâm.

Đặc điểm mới

1. Con người quan trọng hơn tiền bạc.
2. Đơn vị của nền kinh tế là mỗi con người, không phải mỗi đồng tiền.
3. Thị trường tồn tại để phục vụ cho mục đích và giá trị chung.

Có một câu nói trong kinh doanh như sau, “những điều được đo đếm cũng sẽ được quản lý“, vậy chúng ta nên bắt đầu đo đếm nhiều thứ khác nhau. Các khái niệm về tiến bộ kinh tế và GDP không tồn tại cho đến thời điểm của cuộc Đại khủng hoảng. Tuy nhiên, khi nhà kinh tế học Siman Kuznets giới thiệu nó cho Nghị viện vào năm 1934, ông đã rất cẩn trọng khi nói, “An sinh của một đất nước có thể … hiếm khi được suy luận từ những con số đo lường về thu nhập quốc gia như đã định nghĩa ở trên.” Gần như là ông đã thấy trước được sự mất cân đối về thu nhập.

Hệ thống kinh tế của chúng ta phải được chuyển đổi để hướng tới sự phát triển của những người bình thường.

Thay vì để con người phải thay đổi để phục vụ thị trường, thì thị trường phải phục vụ các mục đích hướng tới con người. Cùng với các con số thống kê về GDP và việc làm, chính phủ cần thêm những con số về:
Trung bình sức khỏe thể chất và tinh thần
Chất lượng cơ sở vật chất
Tỷ lệ người già và chất lượng chăm sóc người già
Tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ thành công của hôn nhân
Tỷ lệ tử vong do lạm dụng chất kích thích và tuyệt vọng
Thay đổi nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển
Tỷ lệ tội phạm và tái hòa nhập đối với các cá nhân bị giam giữ
Sự sống động của văn hóa và nghệ thuật
Sự năng động và linh hoạt
Công bằng kinh tế và xã hội
Sự tham gia của dân sự
An ninh số
Độ cải cách và khả năng đáp ứng của chính quyền

Các tiêu chí thống kê này cần được thiết kế các số liệu rõ ràng đi kèm và phải được cập nhật thường xuyên.

Nó sẽ giúp cho tất cả mọi người biết được rằng chúng ta đang ở đâu và cùng nhau đóng góp để cải thiện. Chúng có thể được tích hợp vào một hệ thống Tín dụng Xã hội Số mà trong đó, những người có đóng góp cụ thể nào đó để cảu thiện một tiêu chí xã hội sẽ được thưởng.

Ví dụ, một nhà báo lật tẩy được một nguồn thải bất hợp pháp hoặc một nghệ sĩ làm thành phố đẹp hơn hoặc một hacker cải thiện hệ thống lưới điện có thể được thưởng tín dụng xã hội. Từ đó, việc giúp một người cai nghiện, hoặc giúp một người mới ra tù tái hòa nhập xã hội cũng có thể được thưởng tương tự. Kể cả những người những người giữ gìn được tình trạng thể chất ở cấp độ cao và giúp người khác làm như vậy cũng có thể được thưởng và công nhận

Một hệt thống được xây dựng và cải thiện trên cơ sở đã có

Có thể bạn sẽ cười trừ vào cái khái niệm mới mẻ này, nhưng nó là một hệ thống được xây dựng dựa trên hiện thống thiện đang được sử dụng trong hơn 200 cộng đồng trên toàn nước Mỹ: Ngân hàng thời gian. Trong hệ thống này, mọi người trao đổi thời gian và xây dựng hệ thống tín dụng trong các cộng đồng của họ bằng việc thực hiện các loại việc phụ giúp khác nhau – đưa một món đồ, đưa cho đi dạo, dọn một cái sân, nấu một bữa ăn, cung cấp một chuyến xe đến bác sĩ… Ý tưởng này được đưa ra tại Mỹ bởi Edgar Cahn, một giáo sự luật học và nhà hoạt động chống đói nghèo trong thời điểm giữa những năm 1990 như một cách để củng cố các cộng đồng.

Bất chấp sự thành công của phương thức này tại một số cộng đồng, nó vẫn chưa được biết đến rộng rãi tại Mỹ một phần bởi nó yêu cầu một cấp độ quản lý và nguồn lực nhất định để có thể vận hành. Nhưng ý tưởng cho một Ngân hàng Thời gian cấp độ liên bang mà ngoài khả năng cung cấp các giá trị xã hội, nó còn có thể cung cấp các giá trị tiền tệ thực sự làm cơ sở cho nó.

Từ đó, chúng ta có thể tạo ra một hình thức kinh tế song song hoàn toàn mới bao xung quanh sự tiến bộ xã hội.

Sức mạnh của thị trường và đồng tiền mới này có tiềm năng rất lớn. Đa phần các thương nhân, nhà công nghệ và người trẻ mà tôi biết đều có ý muốn được tham gia vào giải quyết các vấn đề của chúng ta. Chúng ta có thể khai thác được nawng lượng và sự sáng tạo tiềm tàng của hàng triệu người nếu chúng ta có thể tạo ra được một cách thức tiền tệ hóa và đo lường được các mục đích này.

Đến cả những nhà từ thiện giàu có nhất và tham vọng nhất hay các công ty đều không thể thực hiện được một kế hoạch như vậy. Chúng ta đang nhìn vào một vấn đề hàng tỷ tỷ đô-la, và chúng ta cần một giải pháp tương ứng. Vì vậy không có thể chế nào phù hợp hơn là nhà nước cần phải đứng ra để thúc đẩy một sự thay đổi như vậy. Chúng ta đang ở trong một sự khủng hoảng đang diễn ra chậm rãi và chúng đang dần tăng tốc.